Lịch sử hoạt động De Havilland Venom

Tiêm kích đêm Venom NF.2 thuộc RAF tại triển lãm hàng không Farnborough, 1952

Những chiếc tiêm kích-bom Venom của RAF đã tham gia hoạt động tác chiến trong Cuộc khủng hoảng Malaya diễn ra từ năm 1948 đến 1960, chúng chỉ thực sự hoạt động vào giữa thập niên 1950 trong biên chế của các phi đoàn số 45 và 60 của RAF. Ngoài ra, Venom cũng hỗ trợ các hoạt động chống lại các du kích cộng sản thuộc Chiến dịch Firedog, tên mã cho các hoạt động tác chiến của RAF ở Malaya. Không quân Hoàng gia New Zealand cũng mượn những chiếc Venom để sử dụng trong cuộc xung đột này, chúng được biên chế cho Phi đoàn 14 RNZAF.[8]

Venom cũng tham chiến trong Cuộc khủng hoảng kênh đào Suez, nó được biên chế trong các phi đoàn số 6, 8, 249 thuộc RAF có căn cứ tại RAF Akrotiri, Cộng hòa Síp. Trong cuộc xâm lược của Anh-Pháp có mật danh Chiến dịch Musketeer, diễn ra để nhằm quốc tế hóa kênh Suez. Không chiến bắt đầu ngày 31/10/1956, báo hiệu sự khởi đầu của cuộc chiến kênh Suez. Venom đã tham gia một số phi vụ, tấn công một loạt các mục tiêu quân sự dưới mặt đất của Ai Cập. Chúng cũng tham gia nhiều hoạt động ở Trung Đông, hỗ trợ các hoạt động chống khủng bố ở AdenOman, một số chiếc Venom đã rơi ở đây. Venom cũng tham chiến trong cuộc nổi dậy Mau MauKenya.

Tất cả những chiếc Venom thuộc RAF bị rút khỏi các đơn vị tiền tuyến vào năm 1962, chúng đã chứng minh được giá trị của mình trong một loạt các chiến dịch trên khắp thế giới, trong hòa bình cũng như chiến tranh, và những kiểu khí hậu khắc nghiệt nhất mà RAF từng phải đối mặt. Những chiếc Venom khác phục vụ trong Không quân Thụy Sĩ nghỉ hưu năm 1983. Khoảng 20 chiếc Venom tiếp tục bay cho đến năm 2004, biểu diễn tại nhiều triển lãm hàng không, trong khi một số khác lại được bảo quản trong các bảo tàng tại Vương quốc Anh và ở các nơi khác khắp thế giới.